(+84) 24 3206 8581
Tiêu chuẩn độ nhám bề mặt trong các lĩnh vực gia công cơ khí

Độ nhám bề mặt là một trong những yếu tố quan trọng để xem xét đánh giá chất lượng của sản phẩm cơ khí. Vậy độ nhám bề mặt là gì và tiêu chuẩn độ nhám bề mặt ra sao, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này. 

Chỉ tiêu đánh giá độ nhám bề mặt chi tiết

Độ nhám bề mặt hay còn gọi là độ bóng bề mặt, được định nghĩa là những hình học mấp mô trên bề mặt, chính là kết quả của quá trình biến dạng dẻo của vật liệu sau quá trình gia công và chịu tác động bởi nhiều yếu tố. 

Độ nhám bề mặt được đánh giá qua 2 chỉ tiêu:

  • Sai lệch trung bình: Ra

  • Chiều cao nhấp nhô: Rz

Tiêu chuẩn độ nhám bề mặt trong các lĩnh vực

Một số ngành phổ biến và ứng dụng rộng rãi cần đánh giá yếu tố độ nhám bề mặt cho chi tiết dùng trong sản xuất và lắp ráp

Ngành lắp ghép cơ khí và chi tiết máy

chi tiết máy

Độ nhám bề mặt ảnh hưởng rất lớn đến quá trình lắp ghép các chi tiết máy. Tùy theo chi tiết gia công và yêu cầu cụ thể thì tiêu chuẩn độ nhám bề mặt sẽ khác nhau.

  • Xét tính chống mòn: ma sát cũng như độ mòn của chi tiết máy sẽ phụ thuộc vào chiều cao cũng như hình dáng của cấp mấp mô. Đặc biệt là các chi tiết lắp trượt lên nhau thường xuyên thì yêu cầu về độ nhám bề mặt càng cao.

  • Xét tính chống ăn mòn hóa học : tại các vị trí lắp ghép trong cơ khí thường là nơi chứa các dung dịch ăn mòn như axit hay muối. Quá trình ăn mòn hóa học sẽ xảy ra ở lớp bề mặt theo hướng sườn dốc của các mấp mô. Khi đó xảy ra quá trình các vết mấp mô cũ bị bào mòn và mất đi, các mấp mô mới được hình thành. Độ nhám bề mặt càng nhỏ thì tính chống ăn mòn hóa học càng cao. 

  • Xét về độ bền: đáy các mấp mô chính là vị trí tập trung ứng suất với trị số lớn, xuất hiện các vết nứt tế vi. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến sự hỏng của chi tiết. 

  • Xét về tính chính xác của mối ghép: khi độ nhám càng nhỏ thì tính chống mòn, tính chống ăn mòn hóa học, độ bền cũng như độ chính xác mối ghép sẽ càng cao.

Ngành sản xuất nội thất và đồ dùng gia dụng

Hầu hết các sản phẩm thuộc lĩnh vực nội thất và gia dụng đều yêu cầu rất cao về tính thẩm mỹ. Chúng thường đòi hỏi bề mặt phải được trải qua xử lý đánh bóng bằng gương hoặc xước hairline để không bị gỉ sét khi tiếp xúc môi trường ngoài trời.

Đối với yêu cầu độ nhám - độ bóng càng cao thì Ra càng nhỏ. 

đồ gia dụng

Ngành thực phẩm 

Đặc thù môi trường làm việc của ngành thực phẩm là yêu cầu về thẩm mỹ và tính dễ dàng làm sạch cũng như lau dọn. Các thiết bị như băng chuyền thực phẩm, bồn chứa thực phẩm… sẽ yêu cầu độ nhám bề mặt có Ra dưới 0.4

Ngành hóa dầu & chế biến hóa chất

Các thiết bị sử dụng hóa dầu, hóa chất có đặc thù thường xuyên phải tiếp xúc với hóa chất, có tính ăn mòn rất cao nên cần yêu cầu đặc biệt về tính chống ăn mòn, chống quá trình oxy hóa. Yêu cầu độ nhám bề mặt cao hơn hẳn, Ra từ 0.2 tới 0.4

Ngành y tế sức khỏe

Y tế là một ngành đặc thù vì nó liên quan trực tiếp tới sức khỏe con người. Do đó, mọi tiêu chí đặt ra trong lĩnh vực y tế đều yêu cầu độ chính xác cực kỳ cao. Đối với yêu cầu về độ nhám bề mặt có Ra rơi vào khoảng 0.2-0.4. 

Thiết bị y tế như dao kéo, vít, các vật dụng hỗ trợ khác đều yêu cầu bề mặt tế vi, không bị gỉ khi được đưa vào sử dụng. 

Ứng dụng thực tiễn xử lý bề mặt

Để có được bề mặt có độ bóng đạt và tính thẩm mỹ theo yêu cầu, công đoạn xử lý bề mặt như sơn hay xi mạ là rất quan trọng, quyết định tới độ bám của bề mặt sơn, bề mặt xi mạ

Tùy theo yêu cầu bề mặt sau gia công, độ nhám bề mặt rơi khoảng Ra 6- 20.

Để đạt yêu cầu về độ nhám của sản phẩm đòi hỏi việc lựa chọn, ứng dụng các sản phẩm nhám phải chính xác. Việc đáp ứng được yêu cầu về độ nhám sẽ giúp cho sản phẩm đạt hiệu quả tối đa trong sử dụng. 

Tiêu chuẩn về độ nhám bề mặt chính là một trong những tiêu chí đánh giá chất lượng bề mặt gia công. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm kiếm một đơn vị có đầy đủ năng lực để sản xuất chi tiết đạt chất lượng độ nhám bề mặt, hãy liên hệ với Smart Việt Nam

Các tin khác