(+84) 24 3206 8581
Nguyên Công Chấn Gấp (Uốn) : Thiết Kế Và Chế Tạo Kim Loại Tấm

Nguyên côn chấn gấp (uốn) là một trong số những nguyên công định hình đa dạng và chính xác rất phổ biến trong thiết kế và chế tạo kim loại tấm.

Chấn gấp là phương pháp gia công không xa lạ trong gia công kim loại nói chung, kim loại tấm nói riêng. Ngày nay chấn gấp được cải tiến trên nền công nghệ cao (công nghệ 4.0) mang đến hiệu suất làm việc vượt trội về mặt số lượng lẫn chất lượng.

Định nghĩa nguyên công chấn gấp (uốn) kim loại tấm

Nguyên công được hiểu đơn giản là một phần của quá trình công nghệ chế tạo được thực hiện bởi người thợ (kỹ thuật viên hay công nhân) gia công liên tục một chi tiết hoặc tập hợp nhiều chi tiết cùng một lần.

Các nguyên công cơ bản trong chế tạo kim loại tấm gồm có:

  • Nguyên công cắt gọt
  • Nguyên công đột dập (đục lỗ, dập nổi)
  • Nguyên công chấn gấp (uốn góc, uốn mép)
  • Nguyên công hàn

Mỗi nguyên công thực hiện vai trò, nhiệm vụ độc lập nhưng khi cần có thể kết hợp các nguyên công trên để gia công cùng một sản phẩm.

Nguyên công chấn gấp (uốn) là quá trình tạo ra hình dạng phổ biến chữ V, chữ U hoặc uốn mép theo một đường thẳng trên vật liệu tấm kim loại mỏng. Uốn là nguyên công biến đổi phôi kim loại phẳng thành các chi tiết có trục cong đơn giản hay phức tạp. Quanh trục uốn là sự kéo dãn kim loại.

Tính toán sự biến dạng kim loại của quá trình chấn gấp

Hình ảnh mô phỏng nguyên công chấn gấp (uốn)

Tính toán sự biến dạng kim loại trong và sau uốn là một vấn đề quan trọng mà người thiết kế phải nắm bắt được. Để tính toán sự biến dạng kim loại, người ta thực hiện trên các mô hình ứng dụng phần mềm CAD thông dụng như Inventor, Solid Work… Các phần mềm này sẽ mang đến kết quả mô phỏng chân thực có độ chính xác cao.

Trong quá trình uốn gấp, các lớp kim loại trong lòng chày bị nén và co lại và ngược loại, lớp ngoài (phía cối) bị kéo dãn dài theo theo hướng dọc , nén ở hướng ngang. Giữa các lớp co ngắn và dãn dài được gọi là đường trung hòa.

Đường trung hòa không bị ép hay bị nén là ranh giới giữa lớp kim loại dưới cối bị kéo dãn và lớp kim loại bị nén trong lòng chày. Đường trung hoàn có tiết diện sau khi uốn đúng bằng chiều dài tiết diện trước khi uốn. Người ta căn cứ vào tính chất được trung tính để tính toán chính xác kích thước tấm phôi phẳng trước khi uốn để cho ra một chi tiết gia công uốn đạt yêu cầu.

Bên cạnh đó, hệ số K là một chỉ số có ý nghĩa quan trọng để tính toán quá trình uốn cong kim loại tấm. Hệ số K là tỷ số chiều dày vùng bị nén và chiều dày phôi.

*Công thức tính hệ số K:

K = t/MT

Trong đó:

K : Tỉ số giữa chiều dày vùng bị nén và chiều dày phôi

MT: Chiều dày phôi

t: Khoảng cách từ mặt trong đến đường trung hòa

Hệ số K phụ thuộc vào nhiều yếu tố gồm: vật liệu, kiểu uốn và dụng cụ uốn,… thường có giá trị từ 0.3 – 0.5. Người ta dựa vào hệ số K để xác định lượng vật liệu cần cho quá trình uốn để chi tiết có được kích thước tiêu chuẩn mong muốn.

Tính toán sự biến dạng của nguyên công uốn kim loại tấm

Việc tính toán sự biến dạng kim loại tấm của nguyên công uốn do người thiết kế đảm nhận. Các con số này quyết định đến kết quả chính xác của sản phẩm. Chính vì thế, khi tính toán phải được thực hiện cẩn thẩn. Thậm chí để có được những con số chính xác, xưởng sản xuất phải kiểm tra thực nghiệm đối với từng đợt nhập vật liệu gia công trong trường hợp chi tiết yêu cầu dùng sai khắt khe.

Người thuê gia công kim loại tấm mong muốn sở hữu các chi tiết cắt, uốn hoàn hảo. Nhưng không phải đơn vị gia công nào cũng đủ điều kiện đáp ứng nhu cầu.

Nếu bạn đang tìm kiếm một đối tác gia công chính xác kim loại tấm với dung sai cao, nghiêm khắc có thể tham khảo Công ty cổ phần cơ khí chính xác Smart Việt Nam. Đây là một trong số ít các công ty có đủ điều kiện: công nghệ, máy móc, trình độ tay nghề và khả năng quản lý dự án một cách chuyên nghiệp có thể đáp ứng được những yêu cầu khó tính đến từ phía các khách hàng, đặc biệt là khách hàng quốc tế hoạt động trong lĩnh vực kỹ thuật cao.

Các tin khác